Trong học tập và nghiên cứu sử học, việc tìm hiểu kiến thức lịch sử từ các bộ sử chính thống là điều cơ bản nhất của người học sử. Nhưng hạn chế của công việc này là: sự kiện, niên biểu, quá trình lịch sử của từng thời kỳ nhất định rất nhiều. Điều này làm cho người đọc đôi khi nhàm chán và khó bề nhớ hết các dữ kiện lịch sử. Bộ sách Việt sử giai thoại sẽ giúp khắc phục những hạn chế trên, làm cho việc học sử thêm phần dễ dàng và thú vị hơn.
Tác giả của bộ Việt sử giai thoại không ai khác, là Nguyễn Khắc Thuần, một trong những nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều bộ sách lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Việt sử giai thoại, Danh tướng Việt Nam, Thế thứ các triều vua Việt Nam...; và các tác phẩm dịch và hiệu đính như Phủ Biên tạp lục - Lê Quý Đôn, Đại Việt thông sử - Lê Quý Đôn. Ông còn có hai bộ sách được công nhận kỷ lục Guinness Việt Nam năm 2011 gồm: Lê Quý Đôn tuyển tập (8 tập) - công trình dịch thuật, hiệu đính chú giải sách chữ Hán cổ; và Đại Việt sử lược (5 tập) – một trong những bộ sách lớn nhất về lịch sử văn hoá Việt Nam.
Việt sử giai thoại (tám tập) là một trong những tác phẩm mà tác giả đã dành rất nhiều tâm huyết để nghiên cứu và mong giới thiệu với đông đảo bạn đọc. Tác phẩm đã tái bản rất nhiều lần nhưng sức hút của nó với độc giả thì vẫn còn khá nóng.
Tác giả đã có cái nhìn lịch sử từ một phương diện khá thú vị và độc đáo, đó là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian, được ghi nhận trong sách sử cốt yếu của nước ta. Cách nay hàng trăm năm, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về các câu chuyện lịch sử như: Truyền kì mạn lục (thế kỉ thứ XVI) của Nguyễn Dữ; Cổ học tinh hoa vào đầu những năm hai mươi của thế kỉ XVI của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân. Tuy nhiên, hầu hết những giai thoại trong các tác phẩm trên dù sẵn có trong chính sử xưa nhưng chưa được giới thiệu một cách đầy đủ và rõ ràng và còn dựa theo sử Trung Hoa. Mãi đến khi Nguyễn Khắc Thuần thì tác phẩm về các giai thoại trong lịch sử mới được trình bày một cách rõ ràng, có tính thuyết phục cao về nhận thức và ý nghĩa. Mỗi một tập của quyển sách trình bày gọn gàng, theo thứ tự thời gian hoặc chủ đề lịch sử.
Trước khi chấp bút cho bộ sách này, tác giả đã tự đặt cho mình ba nguyên tắc. Một là, phải ghi rõ xuất xứ của từng chuyện, thật gọn gàng nhưng cũng phải thật đầy đủ. Khi đọc, hiển nhiên là phải ghi chép và đối chiếu nhiều thư tịch cổ khác nhau, nhưng khi ghi xuất xứ, chỉ ghi thư tịch nào dễ tra cứu nhất. Hai là, chuyện lấy từ sử cũ thì hãy để sử cũ trình bày, tác giả chỉ góp thêm lời bàn khi xét thấy cần thiết, không thêm bớt hay bóp méo văn bản theo ý tưởng hiện đại vì làm vậy sẽ xuyên tạc cổ nhân, đạo lý không cho phép. Ba là, để người đọc dễ nhớ, cố gắng viết thật ngắn, quyết không viết chuyện nào dài tới một ngàn chữ (Lời giới thiệu Việt sử giai thoại tập 2 của Nguyễn Khắc Thuần). Qua ba nguyên tắc trên cho thấy tác giả đã rất tôn trọng đến nguồn gốc của tác phẩm và luôn mong người đọc sẽ hiểu lịch sử theo cách đơn giản nhất có thể.
Với vốn Hán học uyên thâm cùng sự am hiểu về lịch sử dân tộc, Nguyễn Khắc Thuần đã cho ra mắt hàng trăm giai thoại lịch sử qua tám tập của bộ sách Việt sử giai thoại. Bộ sách có tất cả 439 giai thoại từ lịch sử thời Hùng Vương đến thế kỷ XIX, trải qua các thời đại: Văn Lang – Âu Lạc, Ngô, Đinh, Lý, Trần, Hồ, Lê, Trịnh, Mạc, Nguyễn. Bộ sách được viết dựa trên cơ sở trích dịch hàng trăm quyển sách cổ có nguồn gốc trực tiếp từ chính sử xưa. Nhờ vào kiến thức uyên bác của người viết cùng với những nguồn sử liệu quý của dân tộc như: Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Việt sử lược, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện… bộ sách có giá trị rất lớn về tính khoa học và phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu lịch sử dân tộc.
Bộ sách Việt sử giai thoại trình bày các câu chuyện ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, từ khi nước ta xuất hiện nhà nước đầu tiên – Văn Lang, qua thời kỳ Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (thế kỷ II – X), đến quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến (thế kỷ X – XV), tiếp đó là khoảng thời gian nhà nước phong kiến có nhiều biến đổi trong các thế kỷ XVI – XVII dẫn đến phong trào Tây Sơn ở cuối thế kỷ XVIII và sự thành lập vương triều Nguyễn, thống nhất đất nước ở đầu thế kỷ XIX. Song song với những thời kỳ trên là công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cùng sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm trong các thế kỷ X – XIX.
Tập 1: 40 giai thoại từ đời Hùng Vương đến hết thế kỷ X.
Tập 2: 51 giai thoại đời Lý.
Tập 3: 71 giai thoại đời Trần.
Tập 4: 36 giai thoại thời Hồ và thời thuộc Minh.
Tập 5: 62 giai thoại thời Lê sơ.
Tập 6: 65 giai thoại thế kỉ XVI - XVII.
Tập 7: 69 giai thoại thế kỉ XVIII.
Tập 8: 45 giai thoại thế kỉ XIX.
1. NGUYỄN KHẮC THUẦN Việt sử giai thoại. T.6: 65 giai thoại thế kỉ XVI - XVII/ Nguyễn Khắc Thuần.- Tái bản lần thứ 13.- H.: Giáo dục, 1999.- 176tr.: ảnh; 20,3cm. ISBN: 9786040043634 Tóm tắt: Ghi chép 65 giai thoại về lịch sử Việt Nam thế kỉ 16, 17: cái chết của Lê Ý, lời khuyên của Trạng Nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, vì sao Hoàng đệ Lê Duy Hàn bị phế làm thứ dân, cuộc tranh hùng giữa Trịnh Tùng với Trịnh Cối, chút kế mọn của Lê Cập Đệ.... Chỉ số phân loại: 959.7027092 NKT.V6 2014 Số ĐKCB: TK.00018, |
2. NGUYỄN KHẮC THUẦN Việt sử giai thoại. T.7: 69 giai thoại thế kỉ XVIII/ Nguyễn Khắc Thuần.- Tái bản lần thứ 3.- H.: Giáo dục, 1999.- 188tr.; 20,3cm. ISBN: 9786040043641 Tóm tắt: Ghi chép 69 giai thoại về lịch sử Việt Nam thế kỉ 18: lời vĩnh quyết của Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh, cuộc mưu phản của Trịnh Luân và Trịnh Phất, cẩn án về phép bổ quan lại ở địa phương của Trịnh Căn, chuyện Phó tướng Nguyễn Cửu Vân bị khiển trách, vì sao Nguyễn Mại được giao chức Trấn thủ Sơn Tây.... Chỉ số phân loại: 959.70272092 NKT.V7 2014 Số ĐKCB: TK.00019, TK.00020, |
3. NGUYỄN KHẮC THUẦN Việt sử giai thoại. T.7: 69 giai thoại thế kỉ XVIII/ Nguyễn Khắc Thuần.- Tái bản lần thứ 3.- H.: Giáo dục, 1999.- 188tr.; 20,3cm. ISBN: 9786040043641 Tóm tắt: Ghi chép 69 giai thoại về lịch sử Việt Nam thế kỉ 18: lời vĩnh quyết của Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh, cuộc mưu phản của Trịnh Luân và Trịnh Phất, cẩn án về phép bổ quan lại ở địa phương của Trịnh Căn, chuyện Phó tướng Nguyễn Cửu Vân bị khiển trách, vì sao Nguyễn Mại được giao chức Trấn thủ Sơn Tây.... Chỉ số phân loại: 959.70272092 NKT.V7 2014 Số ĐKCB: TK.00019, TK.00020, |
4. NGUYỄN KHẮC THUẦN Việt sử giai thoại. T.5: 71 giai thoại thời Trần/ Nguyễn Khắc Thuần.- Tái bản lần thứ 4.- H.: Giáo dục, 1999.- 140tr.: ảnh; 20,3cm. ISBN: 9786040043603 Tóm tắt: Ghi chép 71 giai thoại về lịch sử Việt Nam thời Trần: thượng hoàng Trần Thừa với đứa con rơi, chuyện thái sư Trần Thủ Độ, hội thề đền thờ núi Đồng Cổ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, công chúa Ngoạn Thiềm.... Chỉ số phân loại: 959.7024092 NKT.V3 1999 Số ĐKCB: TK.00021, TK.00022, TK.00017, |
5. NGUYỄN KHẮC THUẦN Việt sử giai thoại. T.5: 71 giai thoại thời Trần/ Nguyễn Khắc Thuần.- Tái bản lần thứ 4.- H.: Giáo dục, 1999.- 140tr.: ảnh; 20,3cm. ISBN: 9786040043603 Tóm tắt: Ghi chép 71 giai thoại về lịch sử Việt Nam thời Trần: thượng hoàng Trần Thừa với đứa con rơi, chuyện thái sư Trần Thủ Độ, hội thề đền thờ núi Đồng Cổ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, công chúa Ngoạn Thiềm.... Chỉ số phân loại: 959.7024092 NKT.V3 1999 Số ĐKCB: TK.00021, TK.00022, TK.00017, |
6. NGUYỄN KHẮC THUẦN Việt sử giai thoại. T.5: 71 giai thoại thời Trần/ Nguyễn Khắc Thuần.- Tái bản lần thứ 4.- H.: Giáo dục, 1999.- 140tr.: ảnh; 20,3cm. ISBN: 9786040043603 Tóm tắt: Ghi chép 71 giai thoại về lịch sử Việt Nam thời Trần: thượng hoàng Trần Thừa với đứa con rơi, chuyện thái sư Trần Thủ Độ, hội thề đền thờ núi Đồng Cổ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, công chúa Ngoạn Thiềm.... Chỉ số phân loại: 959.7024092 NKT.V3 1999 Số ĐKCB: TK.00021, TK.00022, TK.00017, |
Việt sử giai thoại là tác phẩm có nhiều giá trị về mặt khoa học, lịch sử, văn hóa, giáo dục đối với học tập và nghiên cứu sử học tại Việt Nam. Tác phẩm sẽ tái hiện lại quá khứ, giúp quý độc giả đối chiếu với hiện tại và rút ra bài học kinh nghiệm cho tương lai.